Trong năm 2014, tính bất ổn của đời sống quốc tế là quá rõ ràng. Nguyên trạng ở nhiều nơi trên thế giới bị lung lay dữ dội bởi hàng loạt vụ việc. Bầu không khí căng thẳng bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống, trong nhiều cặp quan hệ, đặc biệt là giữa các cường quốc.
Còn về tính bất ngờ, khó đoán định của các biến cố thì Góc nhìn thứ Hai muốn được luận bàn thêm qua mấy sự kiện được coi là tâm điểm của năm 2014.
Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ucraina, đúng là không ai có thể ngờ quyết định (ngày 21-11-2013) tạm hoãn việc ký kết hiệp định liên kết kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) của Tổng thống Ynukovych lại đẩy đất nước Ucraina trượt dài vào một cuộc nội chiến phân tranh trong suốt năm 2014. Dù đã biết Tổng thống Nga Putin là người rất cứng rắn và quyết đoán, nhưng sự dũng cảm của ông trong quyết định sát nhập Crưm (ngày 21-3-2014) thì quả thật đã vượt trên tất cả mọi dự đoán. Và l??i càng bất ngờ hơn khi EU và Mỹ liên tục nâng cấp độ các lệnh trừng phạt Nga chỉ vì lý do Crưm, đẩy quan hệ giữa họ với Nga vào tình trạng đối đầu, căng thẳng như dưới thời Chiến tranh lạnh. Bởi lẽ, những vụ tương tự trước đó như ở Kosovo (năm 1999) hay Nam Ossetia (năm 2008) cũng không khiến hai bên phải trở mặt.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại chặng đường phát triển của Ucraina từ sau khi tách ra khỏi Liên Xô thì sự bất ngờ trên lại tr?? thành “dễ đoán định”. Với vị trí địa chiến lược bị kẹp giữa Nga và EU, việc các nhà lãnh đạo Ucraina luôn loay hoay trong lựa chọn chính sách đối ngoại là điều dễ hiểu. Trong suốt hơn 20 năm kể từ khi tách ra khỏi Liên Xô, sở dĩ các nhà lãnh đạo Ucraina không thể “cân bằng” quan hệ giữa Nga và phương Tây bởi điều này hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của họ. Tình hình của Ucraina, bình lặng hay bất ổn, phụ thuộc trước hết vào biểu đồ nhiệt của quan hệ Nga – phương Tây cùng với sự thắng thế trên chính trường Ucraina của lực lượng có đường hướng thân Nga hay phương Tây. Trong bối cảnh Mỹ và EU cùng sa sút sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, sự trỗi dậy của nước Nga, đặc biệt là việc ông Putin quay trở lại cương vị tổng thống (5-2012), đã báo hiệu sự rạn nứt khó tránh trong quan hệ giữa hai thế lực hùng mạnh này. Trải qua bốn đời tổng thống (từ L. Kravchuk, L. Kuchma, V. Yushenko đến V. Yanukovych), đến thời điểm 2014, những thất bại liên tiếp trong điều hành, quản lý đã ??ẩy nền kinh tế Ucraina rơi vào tình trạng “bên bờ vực phá sản” cùng với sự chia rẽ xã hội sâu sắc, thì rõ ràng hệ quả tất yếu phải là sự phân chia quyền lực giữa lực lượng theo đường lối thân phương Tây (chính quyền trung ương Kiev) và lực lượng thân Nga ở miền Đông. Những sự kiện được coi là bước ngoặt trong tiến trình của cuộc khủng hoảng này, như việc Nga sát nhập Crưm, tuyên bố trừng phạt Nga của Mỹ và EU hay thỏa thuận ngừng bắn Minsk (ký ngày 5-9-2014 giữa chính quyền tổng thống Poroshenko và lực lượng ủng hộ liên bang hóa miền Đông) v.v., xét cho cùng cũng chỉ là kết quả có được từ sự "thuận theo thời thế". Nếu vậy, điều khó đoán định trong cuộc khủng hoảng này có lẽ chỉ còn lại là việc các nhà lãnh đạo của mỗi bên liên quan nhìn nhận những điều đương nhiên này ra sao.
Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hành động của Trung Quốc cũng được cho là hết sức bất ngờ. Bởi lẽ, trong bối cảnh rất cần một môi trường hòa bình, một sự hợp tác sâu rộng với các nước trong khu vực để có thể đối phó được với rất nhiều vấn đề, như sụt giảm tăng trưởng, tham nhũng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh v.v., Trung Quốc lại quyết định đưa giàn khoan vào sâu thềm lục địa của Việt Nam, đồng nghĩa chấp nhận sự chỉ trích của cộng động quốc tế, sự căng thẳng quan hệ với Việt Nam, một đối tác chiến lược toàn diện của chính họ. Một làn sóng phản đối hành động của Trung Quốc xuất hiện trên phạm vi toàn cầu ngay sau ngày 1-5-2014 (thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan) cũng là điều bất ngờ nữa.
Nhưng nếu căn cứ vào mục tiêu "tr?? thành cường quốc biển" và "thực hiện giấc mộng Trung Hoa", được đưa ra tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (năm 2011) thì hành động trên đã mất đi tính bất ngờ. Điều ngạc nhiên có lẽ là việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận va chạm vào thời điểm hiện tại. Còn phản ứng của nhiều nước, điển hình như của Mỹ hay Nhật Bản, âu cũng là lẽ đương nhiên, bởi họ lo ngại những hệ lụy của hành động này (hoặc trước đó là tuyên bố của Trung Quốc về việc thành lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) hồi tháng 11-2013) sẽ đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải và hàng không quốc tế.
Sự xuất hiện và mau chóng mở rộng quyền kiểm soát trên một vùng lãnh thổ rộng lớn dọc biên giới giữa Iraq - Syria - Thổ Nhĩ Kỳ của lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng được coi là một bất ngờ lớn trong năm 2014. Thắng lợi liên tiếp của IS trên mặt trận buộc Mỹ phải can thiệp trở lại chiến trường mà họ vừa vất vả mới rút khỏi hồi cuối năm 2011, đây là điều mà đến chính người Mỹ cũng không ngờ tới. Tuy nhiên, chính chiến lược "bạo lực chống bạo lực" của người Mỹ cùng với sự yếu kém của chính quyền Iraq đã không thể tiêu diệt được tận gốc chủ nghĩa khủng bố. IS chỉ là một biến tướng của Al Qaeda nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới. Hơn nữa, trong bối cảnh hiệu quả của hợp tác quốc tế chống khủng bố quá thấp bởi thiếu đi tính kết dính và sự tham gia sâu rộng của các nước, trước hết trong phạm vi khu vực Trung Đông, thì việc IS giành những thắng lợi vừa qua là điều chẳng có gì lạ. Việc người Mỹ phải quay trở lại cũng là lẽ đương nhiên, bởi nếu không làm vậy họ có thể sẽ mất tất cả tại khu vực luôn được coi là có ý nghĩa lợi ích sống còn đối với nước Mỹ.
Với một châu Phi vẫn chìm trong đói nghèo, lạc hậu thì việc căn bệnh Ebola tái phát có lẽ sẽ chẳng khiến ai ngạc nhiên. Điều mà "căn bệnh của năm 2014" có thể gây nên bất ngờ cho cộng đồng quốc tế có lẽ chỉ là vấn đề vắc-xin. Căn bệnh Ebola đã ??ược phát hiện từ năm 1976, và đã không ít lần tái phát dịch. Thậm chí, cho đến khi hàng chục nghìn sinh mạng đã bị căn bệnh này cướp đi trong năm 2014 thì vẫn chưa có một loại vắc-xin nào có thể giúp dập dịch. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cách thức đầu tư nghiên cứu, cũng như quá trình hợp tác quốc tế nhằm chống lại căn bệnh nan giải này thì vấn đề thiếu vắc-xin hay sự lan tràn của dịch bệnh cũng không còn quá khó hiểu.
Điều gây bất ngờ lớn nhất trong năm 2014 có lẽ thuộc về lĩnh vực hàng không. Thảm họa hàng không vốn dĩ luôn bị coi là bí ẩn, và vì thế, việc chỉ trong một năm mà có tới ba thảm họa hàng loạt đều liên quan tới hãng hàng không của Malaysia (AirAsia Indonesia là một công ty con của AirAsia Malaysia) thì l??i càng trở nên kỳ bí hơn. Nhưng nếu căn cứ vào tuyên bố của Bộ trưởng Giao thông Indonesia Ignasius Jonan sau khi có thông tin về việc chiếc máy bay QZ 8501 mất tích: "Chúng tôi sẽ kiểm tra và đánh giá hoạt động của AirAsia ở Indonesia để đảm bảo mọi hoạt động sẽ tốt hơn trong tương lai" thì chúng ta sẽ không cảm thấy điều gì bất ngờ nữa. Bởi lẽ, hoạt động thanh tra, kiểm tra lẽ ra phải được các chính quyền của nhiều nước, trong đó có Indonesia và Malaysia, tiến hành ngay sau những sự cố hàng không (ít nhất là kể từ năm 2010, ngành hàng không của Indonesia đã gặp phải 13 sự cố nghiêm trọng với máy bay dân dụng, thêm nữa là hai vụ thảm họa với máy bay MH 370 và MH 17 trong năm 2014 vẫn chưa có kết quả điều tra).
Như vậy, rõ ràng do không chuẩn bị hoặc không có hành động kịp thời chính chúng ta đã biến những điều biết trước thành những điều được coi là bất ngờ. Hy vọng sang năm Mới 2015, những điều bất ngờ của năm 2014 sẽ trở lại đúng bản ngã "dễ đoán định" của chúng.
Người chiến thắng nhanh chóng Link truy cập