Nhà khoa học nữ nhiệt huyết với cây lúa

|

Mười lăm năm gắn bó với cây lúa, TS Nguyễn Thúy Kiều Tiên, công tác tại Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dành phần lớn thời gian, nhiệt huyết tuổi trẻ, cùng đồng nghiệp, chọn, lai tạo thành công nhiều giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất, góp phần cải thiện đời sống nông dân.

Công việc chọn, tạo giống lúa mới cần nhiều thời gian, công sức nên chị luôn bận rộn, khi thì ??? ph??ng thí nghiệm, lúc ở trại thực nghiệm của Viện, hay lội ruộng với bà con nông dân. Gặp chị và các đồng nghiệp ở trại thực nghiệm của Viện, TS Kiều Tiên cho biết: "Để chọn được giống lúa chất lượng phải mất từ bốn đến năm năm, trải qua nhiều công đoạn khác nhau mà khâu nào cũng đòi hỏi chính xác, hoàn hảo, đáp ứng yêu cầu sản xuất".

Xuất thân từ gia đình nông dân ở tỉnh Trà Vinh, sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành nông học, Trường đại học Cần Thơ, năm 2001, chị về công tác tại bộ môn Di truyền và chọn giống, Viện lúa ĐBSCL. Làm việc ở môi trường mới cùng với nhiều đồng nghiệp giỏi, với những nông dân tâm huyết với cây lúa, chị bắt đầu đam mê công việc khó nhọc này. Mang nhiệt huyết, niềm tin của tuổi trẻ, cùng đồng nghiệp tích cực tham gia nghiên cứu, lai tạo những giống lúa mới cho vùng ĐBSCL.Năm 2004, chị vinh dự được kết nạp Đảng.

Để trang bị thêm kiến thức, năm 2006, chị được Viện lúa cử đi học tiến sĩ ngành di truyền học, trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho Viện. Trong thời gian học tập kết hợp với nghiên cứu, được sự giúp đỡ, hợp tác của các giáo sư Nguyễn Thị Lang, Phạm Thị Thu Hà, Bùi Chí Bửu, chị là đồng tác giả giống lúa 0M10041 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc cách công nhận là giống lúa quốc gia vào đầu năm 2014. Ngay từ giữa năm 2012, giống lúa này đã được đưa vào sản xuất hơn 30 nghìn ha, với lợi nhuận tăng khoảng 20% so với giống lúa thường. Ưu điểm của OM 10041 là ngắn ngày, sinh trưởng tốt, năng suất cao (từ sáu đến tám tấn/ha) gạo dẻo, hàm lượng Prô-tê-in cao, có khả năng chống chịu với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đặc biệt thích hợp và cho năng suất rất cao ở bảy tỉnh, thành phố gồm: Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và TP Cần Thơ. Với giống lúa này, cuối năm 2011, chị bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2006-2010, cùng với đồng nghiệp, chị tham gia vào nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu cho vùng ĐBSCL, gồm các giống lúa 0M 4900, OM 6162, 0M7347... được đưa vào sản xuất đại trà cho nông dân trong vùng, với diện tích khoảng một triệu ha/năm. Các giống lúa này tăng lợi nhuận cho bà con nông dân khoảng 30% so giống lúa thường, hay giống lúa nếp chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho tỉnh Trà Vinh và TP Cần Thơ.

Công việc thường xuyên của TS Kiều Tiên và các đồng nghiệp ở Viện lúa là bảo tồn phát huy nguồn gien quý trong chọn tạo giống lúa thích hợp từng vùng sinh thái, từng giai đoạn khác nhau để thích ứng với biến đổi khí h??u. Hiện, Viện lúa có hơn hai nghìn mẫu nguồn gien lúa mùa, một nghìn mẫu gien lúa cao sản và ba trăm mẫu gien lúa hoang. Đây là nguồn gien phong phú để các nhà khoa học giải mã những gien quý, nghiên cứu, chọn những giống hiệu quả cao cho sản xuất lúa. Từ nguồn gien này, các cán bộ Bộ môn Di truyền và chọn giống do TS Kiều Tiên phụ trách thực hiện hơn 300 cặp lai, chọn hơn 2.000 dòng lúa lai sau đó chọn lọc lại để chọn ra một vài giống thích hợp. Đối với nhà khoa học về di truyền, đây là kho vàng, nguồn tài nguyên quý, là lợi thế của nền nông nghiệp Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực Đông-Nam Á.Cũng từ nguồn gien này, hiện chị và đồng nghiệp đang tiến hành chương trình cải tiến giống lúa phẩm chất cao (các giống OM) khi đưa vào sản xuất từ 3 đến 5 năm, do bộc lộ một số hạn chế về khả năng chống chịu với sâu bệnh, đặc biệt với rầy nâu và bệnh đạo ôn để các giống lúa tiếp tục duy trì ưu thế, giúp nông dân an tâm sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Ngoài ra, TS Kiều Tiên còn chủ trì chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, phẩm chất tốt cho vùng ĐBSCL đạt một số kết quả khả quan; tham gia cùng các nhà khoa học Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nghiên cứu giống lúa chống chọi với sâu bệnh ở vùng Đông-Nam Á và châu Phi; là thành viên nhóm sáng kiến nông nghiệp Việt Nam thuộc dự án Kopia do Hàn Quốc tài trợ... Với những kết quả đạt được, cuối năm 2013, TS Kiều Tiên được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng, Trưởng Bộ môn Di truyền và chọn giống, Viện lúa ĐBSCL.

Chia sẻ với chúng tôi, TS Kiều Tiên khẳng định: "Thành công là của tập thể chứ không phải riêng cá nhân tôi, vì để chọn tạo ra giống lúa mới, một mình không thể làm được. Với riêng tôi, ngoài nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ của gia đình, tôi may mắn được làm việc, học hỏi từ những nhà khoa học về nông nghiệp hàng đầu của đất nước nhiệt huyết với cây lúa, với bà con nông dân". Chị là tấm gương để những nhà nghiên cứu trẻ học tập, đam mê nghiên cứu khoa học.

Link Truy Cập Diaochan Beauty Design