Tiền Giang: Rừng mỏng, đê nguy hiểm

|

NDO - NDĐT - Những cơn sóng lớn đầu mùa gió chướng năm nay đã xâm thực, hoành hành dữ dội, tàn phá nhà cửa, hoa màu của các hộ dân ven biển Gò Công (Tiền Giang). Nghiêm trọng là tuyến đê biển bảo vệ hơn 55 nghìn ha đất sản xuất và hơn 300 nghìn hộ dân khu vực ngọt hóa không còn là tấm lá chắn an toàn. Nguyên nhân, rừng phòng hộ ngày càng thưa, mỏng dần và sẽ mất hẳn, nếu không có giải pháp khoa học, tập trung đầu tư xử lý kịp thời.

Đợt xâm thực biển cuối năm 2014, đầu năm 2015 được đánh giá là đợt xâm thực gây xói lở lớn nhất từ trước đến nay. Theo khảo sát thực tế và tìm hiểu từ người dân thì, tại thời điểm này, gió mùa đông bắc (gió chướng từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) mạnh kết hợp với triều cường cao đã gây sạt lở đất bờ biển thuộc hai ấp Tân Phú, Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, với chiều dài gần 3.000 mét, xâm thực sâu vào đất liền từ 20 đến 30 mét. Không dừng lại, mới đây xâm thực biển ti??p t??c đánh sập thêm ba nhà dân tại ấp Cầu Muống, nâng tổng số lên gần 20 hộ dân. Chủ tịch UBND xã Tân Thành Đoàn Thanh Hưng cho biết: Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã đã có khu tái định cư mới di dời các hộ dân mất nhà, tài sản do thiên tai ổn định chỗ ở; đồng thời ti??p t??c vận động hơn 40 hộ khác sống ngoài đê biển vào định cư nơi đây, nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng người dân, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bà Đặng Thị Mai, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành tâm sự: Chưa thấy sóng biển to, hung tợn như những năm trở lại đây. Bà con sống khu vực này lần lượt bị sóng biển cuốn phăng đi nhà cửa, buộc phải di dời nơi khác. Hộ tôi cũng chuẩn bị để di dời. “Bãi biển ngày càng dài thêm. Làng mạc cứ thế hẹp dần”, bà Mai ngao ngán.

Bà Đặng Thị Mai kè đá sống tạm trước xâm thực biển, chuẩn bị di dời.

Đó là một thực tế như được báo trước. Bà Mai giải thích: Trước đây khu vực này rừng phòng hộ dày đặc, bảo vệ an toàn cho cư dân. Những cơn "thịnh nộ" của biển lần lượt cuốn trôi rừng phòng hộ, giờ thì cuốn phăng nhà cửa, hoa màu. Khi mất rừng phòng hộ, người dân sống ngoài đê chịu ảnh hưởng trực ti??p t?? hiểm họa xâm thực biển ập đến bất cứ lúc nào. Còn người dân sống phía trong đê bảo vệ lại đang nơm nớp lo sợ không biết vỡ đê lúc nào. Khảo sát chiều dài tuyến đê biển trên 21 km mới thấy được sự hoang mang lo sợ của người dân là một thực tế. Thật vậy, để bảo vệ an toàn cho đê biển, rừng phòng hộ đảm nhiệm vai trò quan trọng là tấm lá chắn vững chắc. Do vậy, việc khôi phục, phát triển rừng phòng hộ được tỉnh tiến hành song song với việc củng cố nâng cấp đê, đặc biệt diện tích rừng tăng nhanh từ khi có chương trình 327 và chương trình 661 của Chính phủ. Theo điều tra của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, diện tích rừng phòng hộ Gò Công đầu năm 2007 là: 677,02 ha, diện tích trồng mới từ năm 2007 đến 2015 là: 89,625 ha, diện tích rừng kiểm kê đến cuối năm 2015 là: 523,91 ha.

Như vậy, trong năm năm (2007-2011), diện tích rừng bị xâm thực là: 68,625 ha, bình quân diện tích rừng bị mất do xâm thực là:13,8 ha/năm. Trong ba năm trở lại đây (2012 - 2015), diện rừng bị xâm thực càng nghiêm trọng hơn là trên 174 ha, bình quân diện tích rừng bị mất do xâm thực là: 43,53 ha/năm. Và theo thống kê 10 năm trở lại đây, rừng phòng hộ Gò Công bị xâm thực bình quân từ 10 đến 15 m/năm. Tại các đoạn đê đoạn xung yếu, rừng bị xâm thực nghiêm trọng có những đoạn bị xâm thực 20 m/năm (đoạn đang xây kè).

“Hiện nay, đai rừng phòng hộ còn rất mỏng dao động từ 10 đến 250 m, một số vị trí bề dày đai rừng chỉ còn từ 4 đến 20 m, các vị trí còn lại đai rừng đang ti??p t??c bị xói lở và thu hẹp dần. Trong thời gian tới, biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới tình trạng nước biển dâng, nếu không có biện pháp bảo vệ các đoạn rừng còn lại và khôi phục các đoạn rừng đã mất phía ngoài đê biển Gò Công thì với tốc độ xâm thực rừng như hiện tại, rừng ng???p mặn sẽ bị mất hoàn toàn vào khoảng năm 2020. Lúc đó toàn bộ tuyến đê biển Gò Công sẽ trực diện với Biển Đông và đối diện với nguy cơ đê biển bị xói lở vào mùa mưa bão là rất cao, đe dọa đến sản xuất và người dân phía trong đê”, Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy lợi Tiền Giang Nguyễn Thiện Pháp cho biết.

Sóng biển đánh sập nhà dân.

Rừng mỏng, đê thực sự nguy hiểm. Khảo sát mới đây của ngành chức năng cho thấy, tại bốn điểm đê xung yếu (không còn rừng), chiều dài gần 1 km, thuộc xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, xâm thực biển đã gây xói lở chân đê rất nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời, thì chuyện vỡ đê rất cận kề, hậu quả khó lường.

Trước tình hình này, Tiền Giang đã có kế hoạch đặt ống buy, kè chắn gia cố, bảo vệ chân đê. “Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời, còn chuyện đ??u tư kiên cố tuyến đê còn phải chờ kinh phí”, ông Pháp cho biết.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, khó khăn nhất hiện nay của tỉnh là vấn đề kinh phí đầu tư cho việc nâng cấp đê vững chắc, cũng như khôi phục lại đai rừng phòng hộ. Đó là, việc thực hiện Chương trình củng cố nâng cấp đê biển (theo Quyết định 667/QĐ-TTg ngày 27-5-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đến năm 2020). Theo chương trình, tỉnh đã lập dự án với tổng mức đầu tư 887 tỷ đồng, nhiệm vụ là nâng cấp 21.195 m đê biển, 75. 207 m đê cửa sông; xây dựng, sửa chữa các cống dưới đê, cứng hóa mặt đê đoạn xung yếu (5 km), gây bồi để trồng rừng ở những đoạn bị mất rừng… Thế nhưng, vốn đ??u tư hằng năm của Trung ương cấp về tỉnh còn hạn chế (170,802/887 tỷ đồng, chỉ đạt 19%) nên tiến độ thực hiện dự án chậm so với thời gian đã được phê duyệt.

Để bảo đảm an toàn cho các khu vực bên trong đê biển, trong bối cảnh khí hậu toàn cầu biến đổi, mực nước biển ngày càng dâng cao, các hiện tượng thiên tai gió bão ngày càng khốc liệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn thì sự an toàn của tuyến đê biển, cũng đồng nghĩa là sự an toàn sinh mạng và tài sản của người dân trong khu vực ngay cả khi có tuyến đê dự phòng cũng không bảo đảm an toàn và luôn trong tình trạng báo động. Tiền Giang khẩn thiết đề nghị trung uơng xem xét tăng mức cấp kinh phí hằng năm để phục hồi lại đai rừng phòng hộ, xử lý khẩn cấp những đoạn đê đã mất rừng phòng hộ bảo vệ an toàn tuyến đê biển Gò Công trong thời gian tới.

Cổng giải trí chính thức game thẻ bài KM