Sự khổ luyện quyết định thành công
Trái ngược với đội tuyển bóng đá nam U22, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam nhận được rất ít sự quan tâm của dư luận và báo chí. Có thể chính sự “thờ ơ” ấy tạo thêm động lực cho đội tuyển nữ Việt Nam khẳng định và v??ơn lên, chứng minh họ không đáng bị dư luận bỏ rơi khi thành tích còn hơn hẳn các đồng nghiệp nam trong các kỳ SEA Games.
Các nữ cầu thủ luôn tập luyện và thi đấu với tinh thần sắt đá, cống hiến hết mình vì mầu cờ sắc áo. Ngoài khổ luyện về ý chí, đội tuyển nữ Việt Nam còn có quá trình chuẩn bị thi đấu hết sức hợp lý. Xác định thể lực của các học trò khá yếu, HLV Mai Đức Chung đã tiến hành nâng cao nền tảng thể lực bằng chuyến tập huấn tại Quảng Ninh. Việc chọn một vị trí đẹp như Quảng Ninh để tập luyện cũng là cách giúp các nữ cầu thủ cảm thấy dễ chịu và dễ “nuốt trôi” hơn những bài tập với khối lượng nặng, cường độ cao. Không những thế, HLV Mai Đức Chung còn tìm cách giúp học trò thích nghi với các điều kiện thời tiết, tập luyện trong mọi hoàn cảnh, dù mưa to hay nắng nóng. Trước khi bước vào SEA Games 29 ngành thể dục - thể thao đã bố trí cho đội tuyển nữ sang tập huấn tại Nhật Bản, giúp các cầu thủ cọ xát với đối thủ mạnh, là “liệu pháp tinh thần” rèn luyện bản lĩnh và tạo hưng phấn cho đội tuyển.
Chính các yếu tố nêu trên đã góp phần giúp đội tuyển nữ Việt Nam ra sân với tinh thần chiến đấu cao, không lo lắng trước mọi đối thủ. Sự chuẩn bị kỹ và thấu đáo giúp đội tuyển có nền tảng thể lực dồi dào, chơi như thể không biết mệt và thậm chí còn hơn hẳn các đội bóng có ưu thế về sức mạnh, như đội tuyển nữ Mi-an-ma hay đội tuyển nữ Thái-lan.
Đã hình thành một lứa cầu thủ giỏi
Khi những lứa cầu thủ kỳ cựu như Lưu Ngọc Mai, Đoàn Thị Kim Chi, Văn Thị Thanh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt… giã từ sân cỏ, giới chuyên môn lo ngại về một khoảng trống nhân sự mà các “đàn chị” để lại. Tuy nhiên, nhìn màn trình diễn của đội tuyển nữ Việt Nam trong thời gian qua, cũng như ở SEA Games 29, có thể khẳng định, lo lắng ấy là thừa. Chúng ta đã có một lứa cầu thủ giỏi. Nói một cách khác, nhờ sự đầu tư của một số địa phương, bóng đá nữ Việt Nam đã có nhiều cầu thủ làm lực lượng kế cận tốt.
Tiền đạo Nguyễn Thị Minh Nguyệt là chân sút hàng đầu của đội tuyển Việt Nam trong một thời gian dài. Nhưng sau khi Minh Nguyệt giải nghệ, những cầu thủ như Huỳnh Như, Hải Yến đã cho thấy, họ đủ sức để thay thế trên hàng công. Thực tế, hai tiền đạo này sở hữu đầy đủ phẩm chất của những cây săn bàn giỏi. Ở vị trí trung vệ trước đây, Nguyễn Thị Ngọc Anh từng được đánh giá là chốt chặt khó thay thế, bởi khả năng đọc tình huống giỏi, phán đoán chính xác và nhất là không chiến tốt khi có chiều cao lý tưởng. Nhưng khi nữ trung vệ này nghỉ thi đấu, những cầu thủ Bùi Thị Như, Chương Thị Kiều đã chơi tốt, chứng tỏ được vai trò của những “cận vệ” trước cầu môn đội nhà.
Khác với Thái-lan khi xây dựng bộ khung cho đội tuyển nữ theo hình thức cuốn chiếu, nghĩa là gần như sử dụng một lứa cầu thủ mới sau khi lớp cầu thủ đi trước đã xu???ng phong độ; sự trưởng thành nhanh chóng của các cầu thủ thuộc lớp kế cận đã giúp đội tuyển Việt Nam không bị rơi vào “khoảng trống thế hệ” như Thái -lan mà có luôn sự kế tục. Bên cạnh việc bổ sung c??c gương mặt trẻ, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn giữ những cầu thủ kỳ cựu làm nòng cốt, như Đặng Thị Kiều Trinh, Nguyễn Thị Muôn…, và họ đã trở thành điểm tựa vững chắc cả về chuyên môn lẫn tinh thần dìu dắt đàn em. Đó cũng là cách giúp cho lối chơi của Đội tuyển nữ Việt Nam có sự ổn định trong thời gian dài.
Không thể không nhắc đến vai trò của HLV trưởng Mai Đức Chung. Trên nền tảng của những cá nhân xuất sắc, ông đã tìm ra một lối chơi phù hợp với điểm mạnh của các học trò. Trước đây, khi được dẫn dắt bởi HLV người Nhật là ông Ta-ca-si, đội tuyển nữ Việt Nam đã không thành công khi sử dụng lối đá thiên về sức mạnh, bóng dài, bổng hay lật cánh đánh đầu. Nay, HLV Mai Đức Chung lấy điểm mạnh về kỹ thuật của các học trò làm nền tảng để xây dựng lối chơi khi sử dụng những miếng đánh ban bật nhỏ, phối hợp ít chạm và đã thành công. Nhìn nhận một cách xuyên suốt thì thành tích bất bại sau bốn trận, được 10 điểm, vượt lên trên những “đại kình địch” Mi-an-ma, Thái-lan để đoạt
Huy chương vàng, là sự kết tinh của nhiều yếu tố và nó không đến với đội tuyển nữ Việt Nam một cách may mắn. Hoan hô các cô gái “vàng” của bóng đá Việt Nam!