Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra trong thời điểm đất nước đạt được những thành tựu quan trọng nhưng cũng đang đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Trong đó, những tháng đầu năm 2023, mặc dù bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân cơ bản ổn định, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh do lạm phát, căng thẳng địa chính trị, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ… đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra; một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ; kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp; một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả; nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động; người lao động mất việc làm, giảm việc làm tăng…p> iv class="notebox nright cms-note" align="right"> Bám sát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe ý kiến cử tri, tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm trong nghiên cứu, xem xét, thảo luận và thẳng thắn chỉ ra cũng như phân tích những hạn chế, tồn tại.
Bám sát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe ý kiến cử tri, tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm trong nghiên cứu, xem xét, thảo luận và thẳng thắn chỉ ra cũng như phân tích những hạn chế, tồn tại.
Tại nghị trường Quốc hội và tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa hai đợt họp, các đại biểu Quốc hội đã chỉ rõ những vấn đề, công việc cần tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả. Đáng chú ý trong đó là, tăng trưởng GDP quý I/2023 đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch Covid-19. Việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm.
Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết với những chính sách chưa có tiền lệ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhưng thực tiễn cho thấy cùng một hệ thống quy định pháp luật nhưng giữa các bộ, ngành, địa phương thực hiện đem lại kết quả rất khác nhau...
Các đại biểu Quốc hội đã đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong thực tế, đồng thời thống nhất cùng Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiều quyết sách quan trọng. Trọng tâm là, triển khai có hiệu quả tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Kết luận của Trung ương về kinh tế-xã hội năm 2023, các Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. p> iv class="ads_middle">
Theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có phương hướng phù hợp. Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hóa, giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, cả nước chú trọng đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, nhất là khắc phục tình trạng né tránh trách nhiệm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, rà soát làm rõ, báo cáo Quốc hội về những vướng mắc, bất cập, chồng chéo của các luật liên quan hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và kịp thời đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới.