Dự diễn đàn có Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh, nhiều doanh nghiệp Campuchia đang hoạt động trong lĩnh vực ICT và một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này tại Campuchia.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo và Quốc vụ khanh Bộ Bưu chính Vi???n thông Campuchia Kan Chanmeta đều cho rằng, diễn đàn này nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan quản lý ICT của hai nước trong việc tạo thuận lợi phát triển lĩnh vực này, bảo đảm an ninh mạng; đồng thời qua diễn đàn, các doanh nghiệp ICT hai nước có thêm cơ hội để tìm hiểu và đẩy mạnh hợp tác trong tương lai.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam luôn dành sự ưu tiên và các chính sách hỗ trợ tốt, tạo điều kiên tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Campuchia tiến hành hợp tác với nhau; đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Campuchia phải tuân thủ pháp luật và các quy định của nước sở tại, luôn đề cao trách nhiệm xã hội và giữ chữ tín trong kinh doanh, vì hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo bày tỏ mong muốn, Chính phủ Campuchia, Bộ Bưu chính Vi???n thông và Bộ Thông tin Campuchia tiếp tục dành sự quan tâm, tạo điều ki???n thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ICT tại Campuchia.
Quốc vụ khanh Kan Chanmeta mong muốn Việt Nam giúp Campuchia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ICT.
Tại diễn đàn, Trưởng phòng Chính phủ điện tử thuộc Vụ ICT (Bộ Bưu chính Vi???n thông Campuchia) Mok Khemera giới thiệu khái quát về mục tiêu, chính sách phát triển ICT của Chính phủ Campuchia đến năm 2020, về việc ứng dụng và tăng cường kết nối ICT giữa các cơ quan trong Chính phủ, và kết nối với doanh nghiệp, người dân tại Campuchia; kế hoạch chiến lược và các bước phát triển chính phủ điện tử của Campuchia giai đoạn 2018-2023, trong đó có việc cung cấp dịch vụ số và thông tin chất lượng tới người dân.
Các đại biểu dự diễn đàn được nghe đại diện công ty Metfone (công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất và hiệu quả nhất tại Campuchia), công ty FPT Cambodia và công ty cung cấp dịch vụ viễn thông Smart Axiata của Campuchia giới thiệu về các sản phẩm ứng dụng ICT và công nghệ số nổi bật của các công ty này trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục, vận tải, ngân hàng; chia sẻ về kinh nghiệm tham gia triển khai chính phủ điện tử; cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả,…
Trong phần thảo luận tại diễn đàn, các đại biểu Campuchia đặt nhiều câu hỏi xoay quanh lợi ích và kinh nghiệm triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Theo giải đáp từ phía các diễn giả Việt Nam, chính phủ điện tử mang lại ba lợi ích chính, bao gồm cải thiện hoạt động của các cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân (có thể cung cấp 24/24 giờ trong suốt cả tuần); và bảo đảm tính minh bạch (các thông tin được công khai trên mạng, việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước và người dân được thuận tiện hơn).
Đến nay, Việt Nam đã có nhiều thành công trong việc triển khai chính phủ điện tử, trong đó phải kể đến hệ thống nộp thuế điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, được coi là góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.
Các đại biểu đều nhất trí cho rằng, việc triển khai chính phủ điện tử chính là tạo công cụ kết n???i giữa Chính phủ với doanh nghiệp, người dân bằng công nghệ để Chính phủ có thể phục vụ người dân tốt hơn, giúp người dân cải thiện đời sống.
Để triển khai chính phủ điện tử thành công, rất cần có sự hợp tác từ khu vực tư nhân với những cách thức hợp tác công – tư linh hoạt, hiệu quả. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ICT, cần chú trọng khâu đào tạo nguồn nhân lực và bảo đảm an ninh mạng.
Hiện nay, Việt Nam đang là thị trường năng động, là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn viễn thông, CNTT lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft… Đến nay, Việt Nam đã có một hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại ngang tầm quốc tế và khu vực, các công nghệ và dịch vụ mới về thông tin và truyền thông trên thế giới đều có tại Việt Nam. Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT có tiềm lực mạnh cả về vốn, công nghệ, đội ngũ nhân lực và kinh nghiệm quản lý, khai thác như Viettel, VNPT, FPT, VTC, Mobifone... Các doanh nghiệp này luôn được quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện trong hoạt động đầu tư kinh doanh ra nước ngoài, nhất là tại quốc gia có quan hệ hợp tác đặc biệt như Campuchia. Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo |