Niềm đam mê Toán học của giáo sư trẻ tuổi

|

Những năm tháng học sinh, Toán học đã khiến cậu bé Phạm Hoàng Hiệp luôn đặt những câu hỏi tại sao, như thế nào, khi nào... Những câu hỏi ấy thôi thúc Phạm Hoàng Hiệp tự đi tìm câu trả lời và dần cảm nhận sự thú vị của các số tự nhiên. Kiên trì theo đuổi toán học và được làm việc trong môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp đã đưa đến thành công cho Phạm Hoàng Hiệp: Năm 2017 anh được Hội đồng chức danh Giáo sư (GS) Nhà nước xét và công nhận chức danh GS. Ở tuổi 35, Phạm Hoàng Hiệp là GS trẻ nhất từ trước đến nay.

GS Phạm Hoàng Hiệp (trong ảnh) hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa h???c và Công nghệ Việt Nam (KH và CN) chia sẻ với chúng tôi, anh cho biết, thành quả có được hôm nay là sự hội tụ của nhiều yếu tố. Từ những năm học cấp hai, niềm đam mê Toán học đã ngấm vào anh đến nỗi có bao nhiêu tiền là anh lại tìm đến hiệu sách để mua sách toán. Kiến thức cơ bản môn Toán học trong chương trình phổ thông đều được anh ho??n thành chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài việc học trên lớp, anh say sưa tìm giải các đề thi học sinh giỏi trong các tạp chí, sách, báo. Năm 2000, Phạm Hoàng Hiệp đỗ vào lớp chất lượng cao, Khoa Toán - Tin, Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Anh thật thà thú nhận, lúc đó, kiến thức học ở trường đại học không có gì mới mẻ đối với anh vì hầu như các kiến thức cơ bản anh đã tự đọc, tự học hết. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Hà Nội, anh được giữ lại công tác tại trường để giảng dạy, nghiên cứu. Năm 2005, anh theo học th???c s?? Toán học tại trường và đây cũng là bước ngoặt quan trọng trong hành trình nghiên cứu về sau. Trong thời gian học th???c s??, với sự hướng dẫn của GS Nguyễn Văn Khuê, anh không chỉ hoàn thành xuất sắc luận văn th???c s?? Toán học về “Giải tích và hình học phức” mà còn được gợi mở để tìm tòi kho tàng kiến thức Toán học thế giới. GS Nguyễn Văn Khuê là người dẫn dắt anh vào con đường khoa h???c, cung cấp tài liệu tiếng Anh với vô vàn kiến thức mới. Được nghiên cứu trong môi trường khoa h???c hội nhập, ngay trong năm đầu học th???c s??, Phạm Hoàng Hiệp đã có ba bài báo của riêng mình bằng tiếng Anh đăng trên tạp chí Toán học đạt chuẩn quốc tế (hai bài báo đăng trên Tạp chí Toán học Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam, một bài đăng trên tạp chí quốc tế). Từ niềm đam mê và những kiến thức mới có được, trong hai năm tiếp theo, Phạm Hoàng Hiệp công bố thêm sáu bài báo trong cùng lĩnh vực giải tích và hình học phức. Chín bài báo là thành quả đầy nỗ lực và tự hào của một học viên cao học bởi thông thường chỉ cần phát triển kiến thức của một đến hai bài báo là có thể hoàn thành luận văn cao học. Sau khi kết thúc chương trình th???c s?? một thời gian ngắn, tháng 3-2008, anh ho??n thành luận án tiến sĩ và bảo vệ thành công tại Trường đại học Umea (Thụy Điển) với đề tài “Vấn đề Dirichlet trong Lý thuyết đa thế vị”. Phát huy sức trẻ trong nghiên cứu, trong các năm 2008, 2009, Phạm Hoàng Hiệp công bố thêm tám bài báo trên các tạp chí quốc tế. Tính từ năm 2005 đến 2017, anh đã công bố 36 bài báo khoa h???c. Anh là nhà toán học Việt Nam đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn nằm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI. Liên tục từ năm 2009 đến 2014, anh được mời làm việc, nghiên cứu Toán học tại các cơ sở như: Trung tâm nghiên cứu Toán học Quốc tế Trento (I-ta-li-a); Viện Fourier, Trường đại học Joseph Fourier, Grenoble (Pháp); Viện CMI, Trường đại học Aix-Marseille (Pháp). Năm 2013, Phạm Hoàng Hiệp bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa h???c tại Trường đại học Aix-Marseille (Pháp) với đề tài “Toán tử Monge-Ampère phức và những áp dụng trong hình học phức”. Từ 2012 đến 2017, Phạm Hoàng Hiệp tham gia báo cáo hoa h???c tại tám h???i nghị quốc tế về Toán học ở các nước: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po. Sau khi về nước, năm 2015, Phạm Hoàng Hiệp được nhận vào làm việc tại Viện Toán học. Tại đây, anh tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về toán và được phong danh hiệu GS.

Bên cạnh niềm đam mê Toán học, sự nỗ lực học tập, nghiên cứu không ngừng, GS Phạm Hoàng Hiệp may mắn có được môi trường nghiên cứu và làm việc thuận lợi. GS Phạm Hoàng Hiệp cho biết, ngay từ thời gian học th???c s??, anh đã được tham gia các buổi hội thảo khoa h???c cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trường, tại các viện nghiên cứu và hội thảo quốc tế. Từ đây, anh được tiếp cận những kiến thức mới về giải tích và hình học phức, gặp gỡ các nhà toán học cùng chung lĩnh vực quan tâm, những người thầy, người bạn, người đồng nghiệp chân tình và giàu tình cảm. Với môi trường nghiên cứu thuận lợi tại Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam, GS Phạm Hoàng Hiệp mong mỏi sẽ cống hiến nhiều hơn nữa cho nền khoa h???c nước nhà, cho tri thức của nhân loại và đào tạo được nhiều thế hệ các nhà khoa h???c trong tương lai. Chia sẻ về Toán học, GS Phạm Hoàng Hiệp vui vẻ nói, người “ngoại đạo” có thể cho Toán học hàn lâm, trừu tượng, nhưng thực tế Toán học là những điều luôn hiện hữu trong đời sống hằng ngày của mỗi con người, luôn xuất hiện trong ngôn ngữ, âm thanh mà con người nghe thấy; trong những sự vật, hiện tượng mà con người nhìn thấy và sử dụng hằng ngày. Toán học là công cụ tạo nên tri thức, giúp con người mô tả thế giới, xã hội, góp phần thúc đẩy các khoa h???c khác cùng phát triển.

Trang web giải trí chính thức Three Monkeys