Ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ

|

Để tăng cường ngăn ngừa các hành vi gian lận xuất xứ (GLXX) từ Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan, tháng 10-2019, Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) đã chủ động nghiên cứu dự báo, phân tích tình hình và thành lập tổ công tác tập trung làm rõ những nghi vấn.

Qua đó, nổi lên một số doanh nghiệp (DN) có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng đột biến, 19 nhóm mặt hàng có nguy cơ GLXX. Bước đầu kiểm tra tại chín DN, phát hiện bốn DN vi phạm, năm DN đang được tiếp tục củng cố, làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Đáng chú ý, kết quả kiểm tra Công ty TNHH xe đạp Excel (thành lập năm 2018, 100% vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc) hoạt động lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu, đã phát hiện: Công ty nhập khẩu 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các linh kiện nhập khẩu không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, sản xuất nào khác. Sau đó, lấy nguồn gốc xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do Chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam.

Đối chiếu c??c quy định hiện hành, công ty đã thừa nhận hành vi vi phạm, đó là các sản phẩm không đủ tiêu chí để xác định là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. Công ty còn thực hiện các thủ tục gian dối để được cơ quan có thẩm quyền (VCCI chi nhánh TP Hồ Chí Minh) cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam (C/O Form B). Tổng cục Hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ tang vật là sản phẩm hoàn chỉnh, các bán thành phẩm và linh kiện chưa xuất khẩu đang lưu trong kho của công ty.

Hành vi vi phạm của công ty nêu trên là mới, c?? nhi???u tình tiết phức tạp chưa có tiền lệ. Vì vậy, để đấu tranh làm rõ trên cơ sở vận dụng c??c quy định pháp luật hiện hành, Cục Kiểm tra sau thông quan đã phải nghiên cứu rất kỹ, c?? nhi???u buổi làm việc với các đơn vị chức năng mới thống nhất được quan điểm xử lý, xác định hành vi vi phạm cũng như cách thức xử phạt...

GLXX hàng hóa Việt Nam để xuất đi nước ngoài hưởng ưu đãi thuế quan; hay việc hàng hóa nhập khẩu dán nhãn “Made in Vietnam” đang ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước, tổn hại tới thị trường trong nước và người tiêu dùng cũng như hình ảnh hàng hóa Việt Nam. Đáng lo ngại là nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam, mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều này cho thấy, vẫn còn những sơ hở trong các văn bản pháp luật hiện hành, dẫn đến cơ quan chức năng khó xử lý vi phạm. Để bảo đảm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh tình trạng gian lận về xuất xứ, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công thương cần sớm rà soát c??c quy định, quy chế, có hướng dẫn cụ thể về việc tự chứng nhận xuất xứ, sửa đổi, bổ sung nội dung về các công đoạn gia công chế biến giản đơn theo hướng rõ r??ng, ??ầy đủ.

Sửa đổi, bổ sung quy định về các tiêu chí đối với hàng hóa sản xuất, lắp ráp để tiêu thụ nội địa, bảo đảm thống nhất giữa c??c quy định về cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ, việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Các bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ cũng cần sớm sửa đổi c??c quy định thuộc thẩm quyền về chế tài xử phạt liên quan xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa; bổ sung chế tài xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về GLXX trong lĩnh vực hải quan… để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, phục vụ đắc lực cho công tác kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa trong thời gian tới.

Trang web giải trí GEM Electronics