Báo cáo tại hội nghị, ông Chu Xuân Kiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phó trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) 389/TP Hà Nội cho biết: Trong năm 2016, các lực lượng chức năng Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ, xử lý gần 24 nghìn vụ vi phạm, khởi tố 205 vụ đối với 222 đối tượng. Tổng thu nộp ngân sách gần 3.900 tỷ đồng. Điển hình, cuối tháng 11, Đội Quản lý thị trường số 12 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã kiểm tra địa điểm kinh doanh thuốc lá điếu tại tổ 6 Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, phát hiện hơn 6.110 bao thuốc lá ngoại không rõ nguồn gốc, trị giá 200 triệu đồng. Vụ việc đã được chuyển sang cơ quan công an để khởi tố. Trước đó, cũng trong tháng 11, Công an TP Hà Nội đã phá vỡ đường dây vận chuyển buôn bán ngà voi, qua đó bắt giữ 50kg ngà voi nhập lậu.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội chia sẻ, công tác đấu tranh chống buôn lậu phải đối mặt với nhiều khó khăn do hệ thống văn bản, chính sách pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo. Thực tế cho thấy, trước ngày 1-1-2017, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu pháo song chỉ có thể xử lý theo hình thức xử phạt hành chính, vì vậy không đủ sức răn đe các đối tượng buôn lậu...
Để khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu trong thời gian tới, các lực lượng chức năng BCĐ 389 Hà Nội kiến nghị, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Thanh tra về các cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hướng dẫn quy định về giao quyền áp dụng biên pháp ngăn chặn hành chính và hướng dẫn cụ thể thẩm quyền tịch thu hàng hóa đối với tổ chức vi phạm. Đồng thời, đề nghị UBND thành phố trích lại 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ việc về an toàn thực phẩm cho lực lượng chức năng để chi phí mua tin, mua sắm trang thiết bị. BCĐ 389 Quốc gia, Văn phòng BCĐ 389 Quốc gia chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương có cửa khẩu phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội để ngăn chặn vận chuyển hàng lậu ngay từ các cửa khẩu, trước khi về Hà Nội.
Đánh giá cao những thành tích đã đạt được của Ban chỉ đạo 389 TP và của các sở, ban, ngành trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong năm 2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Tr??n Qu???c Khánh cho rằng, các đối tượng buôn lậu ngày càng có nhiều phương thức hết sức tinh vi để lẩn tránh công tác thanh tra của các lực lượng chức năng. Vì vậy, Thứ trưởng Tr??n Qu???c Khánh đề nghị trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phối hợp giữa các lực lượng chức năng T.Ư và địa phương trong đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả. Trong quá trình kiểm tra, xử lý phải đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Trước mắt chú trọng các mặt hàng như pháo, thực phẩm chức năng, phân bón, vệ sinh an toàn thực phẩm tại thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Rà soát những bất cập trong các văn bản pháp luật, để kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong chính lực lượng thi hành, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đấu tranh chống hàng giả. Xác định rõ, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại là nhiệm vụ chính trị hàng đầu cần phải thực hiện quyết liệt, thường xuyên và liên tục. Đồng thời, cần tăng cường công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thứ trưởng Tr??n Qu???c Khánh cũng khuyến nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, ký cam kết với các hộ kinh doanh không buôn bán hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại… Đặc biệt, cần tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm của các tổ chức cá nhân đã ký cam kết, để việc ký cam kết này không nằm trên giấy. Quán triệt với các hiệp hội, doanh nghiệp để họ thể hiện cao hơn nữa trong việc bảo vệ thương hiệu cũng như quyền lợi chính đáng của mình thông qua các hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho lực lượng thực thi, đặc biệt là đường dây nóng của Ban chỉ đạo 389 thành phố và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia…