Văn phòng Chính phủ vừa Công văn số 4094/VPCP-TH về việc chỉ đạo xử lý vấn đề lao động l??ng nghề tham gia bảo hiểm xã hội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
Theo đó, tháng 5/2024, Báo Đại biểu nhân dân, Nhân Dân, Lạng Sơn có bài viết tỷ lệ lao động tại l??ng nghề tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thủ tục, cơ chế chính sách để thúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động tại l??ng nghề, góp phần tạo an sinh xã hội.
Hiện cả nước có 5.407 l??ng nghề đang hoạt động, trong đó có 1.748 l??ng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệu lao động.
Trong thực tế, thu nhập bình quân của lao động tại các l??ng nghề cao hơn gấp 2-3 lần lao động thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có l??ng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước, qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tại l??ng nghề tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện rất thấp. Điều này dẫn đến nguy cơ lọt lưới an sinh khi ngư???i d??n hết tuổi lao động, tạo gánh nặng cho con cái, cộng đồng khi về già.
Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là thu nhập của lao động l??ng nghề cũng chưa ổn định. Một trong những lý do quan trọng nữa là các thủ tục, cơ chế chính sách của bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn ngư???i d??n. Hiện tại, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được thụ hưởng hai chế độ hưu trí và tử tuất.
Qua 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chưa có sự phân định cụ thể về lao động l??ng nghề tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng qua khảo sát tại các l??ng nghề, có thể thấy, tỷ lệ lao động ở khu vực này tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất thấp.