Vì sao các câu lạc bộ Anh sa sút ở đấu trường Champions League

|

NDO - NDĐT - Giai đoạn cuối những năm 1990 và những năm 2000, các đội bóng Anh “làm mưa làm gió” ở đấu trường Champions League. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đât, nhất là 5 năm gần nhất, thành tích các câu lạc bộ Anh ở đấu trường danh giá nhất châu Âu bị sa sút nghiêm trọng. Đâu là nguyên nhân của sự yếu kém này?

Giới hâm mộ, nhất là CĐV của Man City còn chưa hết choáng váng với kết quả chung cuộc 6/6 sau hai lượt đấu ở vòng 1/8 Champions League giữa Man City và Monaco – đồng nghĩa với việc Monaco giành quyền vào tứ kết nhờ luật bàn thắng sân khách. Thất bại của Man City đã phản ánh sự sa sút của bóng đá Anh mặc dù Premier League vẫn được coi là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh. Theo thống kê trong 5 mùa giải vừa qua, nước Anh chỉ có bốn đội lọt vào vòng tứ kết Champions League, trong khi con số này của Tây Ban Nha là 15, Đức (9) và Pháp là 6. Chỉ có Italia là ít hơn (3), Bồ Đào Nha (2) và Thổ Nhĩ Kỳ (1). Bốn đội bóng lọt vào tứ kết nói trên là Man United, Chelea, Man City và hiện nay là Leicester. Sự thống trị của Tây Ban Nha và Đức ở châu Âu không phản ánh chất lượng của giải đấu nói chung, mà là sự vượt trội của các “siêu” câu lạc bộ, kiểu như Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich. Cả ba câu lạc bộ này đều lọt vào tứ kết (chưa kể bán kết, chung kết, vô địch) trong 5 mùa giải gần đây, trong khi Atletico Madrid – đội bóng mới nổi cũng có tới bốn lần vào tứ kết trong giai đoạn này. Ở La Liga, Barcelona và Real Madrid hầu như thắng tất cả các đội bóng khác ; trong khi Bayern Munich không có đối thủ ở Bundesliga. Một khi đã “giải quyết” xong nhiệm vụ quốc nội, thì các câu lạc bộ này tập trung vào đấu trường Champions League (khoảng tháng tư, c?? th?? xác định khá rõ đội bóng nào lên ngôi ở La Liga và Bundesliga).

Việc liên tục có mặt ở giai đoạn cuối Champions League sẽ giúp các đội bóng thu hoạch được nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh chinh chiến cùng với số tiền khổng lồ. Rất hiếm những đội bóng lần đầu tham dự đấu trường danh giá này c?? th?? làm nên điều kỳ diệu như Leicester mùa này chẳng hạn. Ưu thế của Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich là rõ ràng. Để có được ưu thế này, các đội bóng đều phải có những cầu thủ hàng đầu, có người cầm quân giỏi và được tổ chức tốt.

Điều gì khiến bóng đá Anh từng đứng đầu châu Âu năm 2008 và vài năm sau, hầu như năm nào cũng có tới ba đội bóng lọt vào bán kết, lại sa sút như hiện nay? C?? th?? thấy rằng, thời kỳ này, các đội b??ng Anh có sức mạnh lực lượng và tài chính vượt trội. Giai đoạn 2004 - 2005 và 2009 - 2010, bốn CLB Arsenal, Chelsea, Liverpool và Man United luôn luôn góp mặt ở Champions League và “vơ vét” sạch tiền từ đấu trường Champions League. Có tiền tái đầu tư, cho nên từ lâu đã hình thành cái gọi là “Big four” ở Premier League – bốn đội bóng này “thống trị” giải quốc nội trong nhiều năm. Từ năm 2010, khi Liverpool bị văng ra khỏi tốp 4, thì “trật tự” ở tốp này thay đổi mỗi mùa bóng và không có đội bóng nào bảo vệ được danh hiệu.

Premier League nổi lên hai điều : Một là giải đấu hấp dẫn nhất. Hai là, giải đấu mà bất cứ đội bóng nào cũng c?? th?? thắng thua lẫn nhau. Trong 15 năm qua, khái niệm này ở châu Âu là không “tương thích”. Đúng là giải đấu có tính cạnh tranh cao (có đến năm, sáu, thậm chỉ bảy đội bóng c?? th?? tranh ngôi vô địch), Premier League được coi là hấp dẫn nhất thế giới xét về khía cạnh giải trí ; nhưng chính sự “cân bằng” này đã “làm hại” các đội b??ng Anh ở châu Âu.

Bóng đá Tây Ban Nha và Đức đang thực hiện điều mà bóng đá Anh đã từng trải qua, là phải xây dựng đội bóng vượt trội về mọi mặt mới mong thành công ở mặt trận khắc nghiệt nhất. Barcelona hội tụ những cầu thủ giỏi nhất thế giới như Messi, Neymar, Suarez… trong khi Real Madrid không hề kém cạnh với Ronaldo, Bale, Benzema… Chiếc cúp vô địch Champions League cứ “quanh quẩn” ở Tây Ban Nha là vì thế.

Tóm lại, muốn có thành tích cao ở Champions League thì phương châm “tốt lỏi” tỏ ra hiệu quả hơn “xấu đều”!

Trang web cá cược Smurfs